Hướng dẫn lắp đặt thay thế đèn rọi ray đơn giản tại nhà

18/06/2020

Đèn Led thanh ray hay đèn rọi ray, đèn ray từ lâu đã trở thành cái tên quen thuộc đối với nhiều người tiêu dùng. Sử dụng đèn rọi ray trong chiếu sáng đã trở thành xu thế chung trong các công trình từ dân sinh đến các công trình công nghiệp. Tuy nhiên, không ít người tiêu dùng vẫn còn đang phân vân không biết nên cách lắp đặt, thay thế đèn rọi ray: Sẽ đơn giản hay phức tạp, có những lưu ý nào trong lắp đặt loại đèn này chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

1. Ưu điểm của đèn rọi ray trong không gian

Đèn rọi ray trong shop thời trang

          Với độ phủ sóng của đèn rọi ray trên hầu khắp thị trường cũng như ở nhiều không gian lớn nhỏ khác nhau, chúng ta không thể nào phủ nhận những ưu điểm mà loại đèn Led này mang lại như:

  • Chiếu sáng điểm, chiếu rọi sản phẩm trong các cửa hàng, shop thời trang… Hoặc cũng có thể sử dụng trong chiếu sáng nội thất gia đình, khách sạn, nhà hàng để tạo điểm nhấn cho không gian.
  • Do tính cơ động của loại đèn này, được lắp trên thanh ray, đèn led ray có thể được điều chỉnh di chuyển linh hoạt trên thanh ray, cùng với hai khớp quay thông minh để điều chỉnh góc độ chiếu sáng nhằm đáp ứng nhu cầu chiếu điểm tập trung trong các thiết kế không gian đặc biệt phức tạp.
  • Với thiết kế bộ phận tản nhiệt là các rãnh sâu bằng vật liệu hợp kim nhôm nên tản nhiệt tốt hơn, tăng tuổi thọ cho đèn.
  • Vật liệu chế tạo ra đèn rọi ray thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng. Thân đèn thường được làm bằng vật liệu nhôm, sơn tĩnh điện giúp chống ăn mòn, chống oxy hóa, không bị rỉ hoặc bong tróc khi sử dụng thời gian dài.
  • Chỉ số hoàn mầu của đèn Led rọi ray thường > 85 kết hợp với thấu kính trong tạo nên nguồn ánh sáng lý tưởng nhất giúp bảo vệ mắt người dùng.

Công xuất trải dài từ 7w đến 30w, ánh sáng đa dạng từ trắng, vàng, trung tính phù hợp cho nhiều không gian chiếu sáng từ cổ điển sang trong tới năng động, tươi mới…

2. Hướng dẫn lắp đặt, thay thế đèn roi ray tại nhà

Để đèn Led rọi ray phát huy được tác dụng thì việc lắp đặt đèn led rọi ray là yếu tố quyết định. Vậy cách lắp đặt, thay thế đèn led chiếu sáng này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

2.1. Cấu tạo của bộ đèn và phụ kiện

Về đèn rọi ray, thanh ray, đế lắp đèn rọi ray, phụ kiện nối thanh ray.

Thanh ray và đế ngồi lắp rọi ray

- Đèn rọi ray:

Quan sát bề ngoài có thể thấy đèn rọi ray bao gồm phần thân đèn và đế đèn. Phần đế đèn thông thường sẽ có 2 bộ phận:

Thứ nhất: Phần chân đồng có tác dẫn nguồn điện khi tiếp xúc với thanh ray vào đèn. Phần chân đồng này có thể di chuyển nằm dọc với đế đèn để dễ ràng cài đèn rọi ray lên thanh ray hoặc nằm vuông góc với đế đèn để tiếp xúc với nguồn điện mà thanh ray cung cấp. Phần chân đồng này có thể xoay bằng khớp xoay được thiết kế sẵn ở đế đèn rọi ray.

Thứ hai: Phần chân giữ, khớp giữ đèn, bộ phận này cũng có khả năng điều chỉnh được bằng nút xoay được thiết kế sẵn ở phần đế đèn rọi ray nhằm giữ cho đèn nằm cố định trên thanh ray.

Mô tả chân đồng và chân giữa

- Thanh ray:

Thanh ray sẽ có thiết kế hai đầu, 1 đầu để kết nối với nguồn điện cung cấp cho thanh ray, đầu còn lại là nít bịt nhựa có thể tháo ra để lắp đèn, lắp thêm các phụ kiện nối dài giữa các thanh ray với nhau.

- Đế lắp đèn rọi ray:

Đây là phụ kiện được thiết kế chuyên biệt, có tác dụng giống như thanh ray nhưng điểm đặc biệt của phụ kiện này đó là chỉ lắp được một đèn ray duy nhất trên một phụ kiện. Phụ kiện đế lắp đèn rọi ray này phù hợp với những không gian hẹp, góc cạnh của tường, nơi mà không có đủ diện tích để đặt thanh ray...

Phụ kiện này có sẵn dây chờ để kết nối với nguồn điện, phần thân cũng được thiết kế hai thanh đồng để dẫn điện. Đế lắp đèn rọi ray thường có hình tròn, hai màu đen và trắng để phù hợp với đèn.

- Các khớp nối:

Tác dụng của phụ kiện này là nối dài thanh ray với nhau hoặc nối để tạo hình thanh ray theo nhu cầu trang trí của người tiêu dùng, dẫn điện giữ các thanh ray khi người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng từ 2 thanh ray trở lên sẽ không phải đấu nối lại nguồn điện ở thanh ray thứ 2.

  • Đèn rọi ray

     

Khớp nối thường có khớp nối thắng, khớp nối chữ T, khớp nối góc phù hợp với nhu cầu lắp đặt của người tiêu dùng.

2.2. Các bước lắp đặt đèn rọi ray sử dụng thanh ray hoặc phụ kiện đế ngồi

Bước 1: Chuẩn bị các vật liệu cần dùng

Đèn rọi ray, thanh ray phải có kích thước phù hợp hoặc đế lắp đèn rọi ray. Nếu lắp nhiều nhiều đèn rọi thì cần thêm khớp nối ray.

Các dụng cụ khác như kìm, tua vít, máy khoan, bút thử điện...

Bước 2: Ngắt kết nối điện trước khi lắp đặt

Đây là bước đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo an toàn trong lắp đặt.

Bước 3: Cố định thanh ray, hoặc đế đèn rọi ray ở vị trí cần lắp đặt

Quan sát ở phần thân ray hoặc đế đèn rọi ray thông thường sẽ có thiết kế hai lỗ để việc bắt vít trở nên đơn giản.

Bước 4. Dẫn nguồn điện vào thanh ray

Thanh ray có một đầu hộp để kết nối với nguồn điện hoặc đế lắp đèn rọi ray có sẵn dây chờ để kết nối với nguồn điện. Dùng tua vít và kìm cắt dây để dễ dàng thực hiện thao tác này.

Bước 5. Lắp đèn vào thanh ray

Bật phần lẫy so le nhau để cài chân đèn vào thanh ray. Tháo nút bịt ở đầu còn lại, lắp đèn vào và bịt nút lại như ban đầu nếu trường hợp sử dụng một thanh ray hoặc lắp phụ kiện nối ray vào phần nhựa vừa tháo ra ở đầu thứ hai của thanh ray trong trường hợp cần sử dụng hai thanh ray trở lên.

Bước 6: Bật điện và kiểm tra hoạt động của đèn

Lưu ý, các bước tiến hành tháo lắp thay mới đèn rọi ray

Thanh ray rất dễ dàng lắp đặt dù là tu sửa hay trang trí lại căn phòng vì nguồn điện đã có trong hệ thống dây điện của đèn trần sẵn có. Các bước tiến hành tháo lắp thay mới tương tự như các bước lắp mới đèn rọi ray

Đèn rọi ray sau khi đã được lắp hoàn chỉnh trên thanh ray)

3. Một số lưu ý khi lắp đặt

Thao tác lắp đặt thay thế đèn rọi ray ở nhà khá đơn giản. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải biết số một những lưu ý bắt buộc khi lắp đặt thay thế đèn rọi ray tại nhà như sau:

- Phải tuyệt đối tuân thủ các quy định nghiêm ngặt khi sử dụng điện như tránh không sử dụng chân tay ướt khi tiếp xúc với nguồn điện, phải ngắt nguồn điện trước khi tháo lắp đèn rọi ray...

- Sử dụng các biện pháp an toàn điện trong khi lắp đặt, tháo lắp đèn rọi ray như: Dùng đồ bảo hộ, sử dụng quần áo gọn gàng trong lắp đặt...

- Dùng bút thử điện để kiểm tra lại lại phần đèn và phần thân của ray, những đoạn cần đấu nối nguồn điện tránh trường hợp hở điện.

- Đặc biệt hãy đặt biển cấm khởi động lại hoặc nhắc nhở những người liên quan để không xảy ra sự cố đáng tiếc trong quá trình thực hiện lắp đặt.

- Khi mua đèn rọi ray nên mua toàn bộ từ một nhà cung cấp vì các bộ phận của các loại đèn rọi khác nhau thường không thay thế được cho nhau.

 - Nguồn điện chạy qua thanh ray để chiếu sáng các bóng đèn rọi sẽ được ghim vào thanh ray.

 - Các đuôi đèn rọi có thể được điều chỉnh lên xuống xoay quanh theo bất kỳ hướng nào khi cần.

4. Nên mua đèn rọi ray chính hãng ở đâu?

Bạn đang có nhu cầu sử dụng những sản phẩm đèn rọi ray cao cấp vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian, vừa tiết kiệm điện, tuổi thọ cao, không gây hại cho mắt lại có giá cả hợp lý?

Bạn đang muốn có chế độ bảo hành đổi mới trong vòng 24 tháng, hỗ trợ bảo hành hậu mãi tốt nhất?

Muốn được những chuyên viên tư vấn những thông tin phù hợp, chính xác về cách chọn lựa, lắp đặt hợp lý, khoa học về mẫu sản phẩm đèn rọi ray?

Dịch vụ miễn phí vận chuyển trong nội thành khi mua những sản phẩm đèn rọi ray chính hãng hoặc hỗ trợ vận chuyển ngoại thành, gửi đi các tỉnh thành nếu người sử dụng có nhu cầu?

Kingled sẽ đáp ứng tối đa các yêu cầu đó của bạn. Kingled - Cổ phần công nghệ chiếu sáng ILIKE với hệ thống các đại lý, nhà phân phối, chi nhánh trải khắp 63 tỉnh thành chắc chắn sẽ làm hài lòng người tiêu dùng, ngay cả những người tiêu dùng khó tính nhất trên thị trường đèn Led nói chung và đèn rọi ray nói riêng.

Để biết thêm thông tin về các loại đèn Led khác vui lòng liên hệ tới Hotline: 1900 6336 69 hoặc địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ CHIẾU SÁNG ILIKE

 

Tin tức liên quan

Tư vấn chọn lựa và bố trí đèn rọi tranh trong gia đình

Tư vấn chọn lựa và bố trí đèn rọi tranh trong gia đình

29/09/2018

Khi sử dụng các loại đèn rọi để trang trí cho các bức tranh, ảnh trong gia đình, bạn không khỏi băn khoăn về việc lựa chọn loại đèn nào, sắp xếp bố trí như thế nào cho phù hợp với không gian xung quanh, bài viết này, chúng tôi sẽ đưa cho các bạn một số gợi ý để có thể chọn lựa và bố trí đèn rọi tranh phù hợp nhất đối với các không gian trong gia đình.

Cách bố trí, lắp đặt đèn rọi ray hiệu quả

Cách bố trí, lắp đặt đèn rọi ray hiệu quả

10/06/2020

Ngày nay, nhờ những lợi ích đặc biệt của đèn rọi ray trong không gian mà loại đèn Led này đã được sử dụng trong hầu hết các không gian từ những công trình dân dụng như: Nhà ở, cửa hàng, shop thời trang tới các công trình công nghiệp như siêu thị, trung tâm thương mại…. Để lựa chọn đèn led rọi ray hiệu quả thì chưa hẳn người tiêu dùng nào cũng làm được, chính vì thế hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây

Kinh nghiệm chọn mua đèn led ốp trần phù hợp với mọi không gian

Kinh nghiệm chọn mua đèn led ốp trần phù hợp với mọi không gian

09/05/2020

Chọn đèn led ốp trần như thế nào để phù hợp với không gian sống là điều được rất nhiều người quan tâm. Trong mỗi không gian khác nhau thì gia chủ sẽ có những cách lựa chọn đèn led ốp trần khác nhau. Sau đây, Kingled sẽ đưa ra những kinh nghiệm lựa chọn loại đèn led ốp trần để bạn có thể áp dụng và chọn cho nơi ở của mình những chiếc đèn phù hợp nhất

Sự khác nhau giữa đèn Spotlight âm trần và đèn rọi ray

Sự khác nhau giữa đèn Spotlight âm trần và đèn rọi ray

18/05/2020

Cùng được lắp đặt và bố trí để thực hiện vai trò chiếu sáng và tạo điểm nhấn cho không gian nhưng đèn Spotlight âm trần và đèn rọi ray có sự khác nhau rất rõ trong thiết kế, tính năng, ứng dụng và cách lắp đặt. Cụ thể như thế nào, trong bài viết này Kingled sẽ cùng bạn đi tìm hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa đèn Spotlight âm trần và đèn rọi ray.

Tư vấn & báo giá

Quý khách để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ và báo giá sớm nhất